Mô hình nền giá phẳng

Trong phần giới thiệu về nền giá & điểm mua, bạn đã thấy các cổ phiếu tốt nhất thường hình thành “bước đệm” như thế nào khi chúng thực hiện các nhịp tăng lớn của nó. Chúng sẽ đi lên trong một thời gian, điều chỉnh để thành lập một nền giá mới, sau đó tiếp tục đi lên – cho bạn nhiều cơ hội kiếm tiền. Các nền giá phẳng là một ví dụ cổ điển về điều đó. Chúng thường hình thành sau khi một cổ phiếu đã có được một nhịp tăng khá đẹp sau khi phá vỡ mô hình chiếc cốc & tay cầm hoặc mô hình 2 đáy. Đó là lý do tại sao chúng thường được coi là nền giá “giai đoạn hai”.

Dưới đây là các khái niệm chính để hiểu về nền giá phẳng

  • Giao dịch đi ngang để “tiêu hóa” nhịp tăng trước đó: Cổ phiếu thường sẽ thoát ra khỏi mô hình chiếc cốc với tay cầm hoặc 2 đáy, tăng ít nhất 20%, sau đó đi ngang để tạo thành một nền giá phẳng. Đó là một sự điều chỉnh nhẹ hơn so với những gì bạn thấy trong các mẫu hình khác – không quá 15%. Phạm vi giá thường sẽ vẫn khá chặt chẽ trong toàn bộ nền giá. Điều đó có thể có nghĩa là các nhà đầu tư tổ chức – những người phải mua hàng chục ngàn cổ phiếu trở lên thiết lập các vị thế lớn của họ – đang lặng lẽ mua trong một phạm vi giá nhất định. Đó là cách họ tăng tỷ lệ nắm giữ mà không làm tăng đáng kể chi phí trung bình trên mỗi cổ phiếu.
  • Hỗ trợ và kháng cự: Ở đây một lần nữa, điểm mua được xác định bằng cách thêm 10 xu vào vùng kháng cự gần nhất – giá cao nhất trong nền giá phẳng. Cho đến khi cổ phiếu vượt qua “mức trần” đó (tốt nhất là với khối lượng trên mức trung bình), nó sẽ không thể khởi động chặng tiếp theo của đợt tăng giá.
  • Rũ bỏ: Giống như các mẫu hình khác, nền giá phẳng cũng có cách rũ bỏ những người nắm giữ yếu hơn. Thay vì bán tháo mạnh hơn giống tay cầm trong mô hình chiếc cốc & tay cầm hoặc cú móc của đáy thứ 2 trong mô hình 2 đáy, sự rũ bỏ của nền giá phẳng thì giống như là sự loại bỏ chậm rãi. Các nhà đầu tư yếu hơn, ít vững vàng hơn sẽ bị loại bỏ bởi hành động thiếu quyết đoán, đi ngang và cuối cùng mất kiên nhẫn và bán.

Đặc điểm của mô hình nền giá phẳng:

  • Nhịp tăng trước đó: tối thiểu 30%
  • Độ sâu mô hình: tối đa 15%
  • Thời gian: ít nhất 5 tuần
  • Điểm mua lý tưởng
    • 10 xu phía trên đỉnh cao nhất của nền giá
    • Vùng mua: tối đa 5% từ điểm mua lý tưởng
    • luôn mua càng gần điểm mua tối ưu nhất có thể
  • Khối lượng ngày phá vỡ: ít nhất 40% – 50% trên trung bình

Lợi nhuận từ mô hình nền giá phẳng

Dưới đây là biểu đồ minh họa về cổ phiếu chiến thắng với một nhịp tăng mạnh từ mẫu hình nền giá phẳng.

Texas Capital Bancshares (TCBI)

33% lợi nhuận từ tháng 6 – tháng 10 2012

Biểu đồ tuần
Biểu đồ ngày

Copyright @ Investors.com

Copy Signals Future và Spot Crypto: Copy Signals Crypto

Về tác giả

Thành Long

Tư vấn Đầu tư & Định cư Châu Âu https://www.dinhcu.live
Chat https://t.me/DinhCuLive

Ủng hộ Thành Long qua các sàn giao dịch uy tín:
Sàn Binance https://bit.ly/VuaBinance
Sàn Germini https://bit.ly/SanGemini
Sàn ThinkMarkets https://bit.ly/SanThinkMarkets
Sàn ICMarkets https://bit.ly/SanICMarkets
Nhận tiền qua Deel https://bit.ly/DraveDeel

Group hỗ trợ:
Invest https://t.me/DraveFi
FX Fund https://t.me/DraveFund

Tài liệu học tập https://bit.ly/tieulongfx

Video https://www.youtube.com/@DraveTV

Donate:
BSC: 0xBe4Bf11b0629734361f2cAC750e2c971dEBDD592
TRC: TAUACf2kWC5mbGgwiz2rQiTR21s7cvw6Gd

Viết nhận xét