Mô hình giá Nêm
Mô hình nêm tương tự như một hình tam giác ở chỗ nó có một đường kháng cự và một đường hỗ trợ di chuyển về phía hội tụ ở phía bên phải của mô hình. Ngược lại với mô hình tam giác, nêm có cả đường kháng cự và hỗ trợ dốc lên đối với nêm tăng hoặc cả hai đều dốc xuống đối với nêm giảm.
Mô hình giá Nêm tăng

Nêm tăng có thể xảy ra trong 02 giai đoạn riêng biệt: sau khi tăng mạnh và sau đó giảm hoặc giai đoạn tích lũy ngược xu hướng sau một xu hướng giảm dài. Sự gia tăng mạnh mẽ và sau đó giảm xuống tạo ra một đỉnh gọi là điểm cao nhất và sau khi thoát khỏi đỉnh, nêm tăng là một nỗ lực khác để đẩy giá trở lại mức giá của đỉnh. Dự kiến giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ dốc lên bên dưới của nêm tăng và giá sẽ giảm.
Hướng phá vỡ của mô hình giá Nêm tăng

Sau một xu hướng giảm dài, một nêm tăng có thể được tìm thấy như một giai đoạn tích lũy ngược xu hướng. Một lần nữa, mô hình dự đoán rằng giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ dốc lên bên dưới của nêm tăng và giá sẽ tiếp tục đi xuống.
Mô hình giá Nêm giảm

Ngược lại, nêm giảm có thể xảy ra trong 02 trường hợp riêng biệt: trường hợp đầu tiên xảy ra sau khi giảm mạnh và sau đó di chuyển lên trên; thứ hai hoạt động như một giai đoạn tích lũy ngược lại xu hướng sau một xu hướng tăng dài. Sự sụt giảm mạnh và sau đó tăng lên tạo ra một đỉnh gọi là điểm cao nhất và sau khi đi lên từ đỉnh, nêm giảm là một nỗ lực khác để đẩy giá trở lại mức giá của điểm thấp nhất. Dự kiến giá sẽ phá vỡ đường kháng cự dốc xuống bên trên của nêm tăng và giá sẽ tăng cao hơn.
Hướng phá vỡ của mô hình giá Nêm giảm

Sau một xu hướng tăng dài, một nêm giảm có thể được tìm thấy như một giai đoạn tích lũy ngược xu hướng. Một lần nữa, mô hình dự đoán rằng giá sẽ phá vỡ lên trên đường kháng cự dốc xuống bên trên của nêm giảm và giá sẽ tiếp tục tăng cao hơn.
Tín hiệu bán khi giá phá vỡ xuống dưới mô hình Nêm tăng

Khi giá phá vỡ và đóng cửa trên đường kháng cự, tín hiệu mua được đưa ra; hơn nữa, khi giá phá vỡ và đóng cửa dưới đường hỗ trợ, tín hiệu bán được đưa ra.
Tín hiệu mua khi giá phá vỡ lên trên mô hình Nêm giảm

Kirkpatrick & Dahlquist (2010) đề nghị các nhà giao dịch nên tìm kiếm sự phá vỡ đi xuống của nêm tăng và phá vỡ đi lên của nêm giảm (trang 325).
Mục tiêu giá
Mục tiêu giá cho nêm tăng và giảm được đưa ra bên dưới bằng cách sử dụng các công thức mục tiêu giá của Bulkowski (2008):

Mô hình Nêm tăng phá vỡ xuống dưới:
Giá phá vỡ – ((Đỉnh cao nhất trong mô hình nêm – Đỉnh thấp nhất trong mô hình nêm) * 46%)
Mô hình Nêm giảm phá vỡ lên trên:
Giá phá vỡ + ((Đỉnh cao nhất trong mô hình nêm – Đỉnh thấp nhất trong mô hình nêm) * 70%)
Biểu đồ minh họa mô hình nêm tăng trong xu hướng giảm

Biểu đồ trên của Dầu thô Crude Oil ETN (OIL) cho thấy xu hướng giảm mạnh theo sau là giai đoạn tích lũy nêm tăng. Đường kháng cự dốc lên bên trên được hình thành bởi 04 đỉnh và đường hỗ trợ dốc lên bên dưới được hình thành bởi 05 đáy mà được tiếp xúc quá 05 lần rất cần thiết để tạo ra đường hỗ trợ và kháng cự. Hình nêm cũng được hình thành sau mốc 03 tuần, phân biệt nó với mô hình cờ hiệu. Sự phá vỡ đã xảy ra vào khoảng 3/4 chặng đường mô hình nêm, cao hơn một chút so với bình thường. Như thường lệ, giá đã phá vỡ khỏi mô hình nêm tăng để chuyển sang xu hướng giảm như một sự tiếp diễn của xu hướng giảm trước đó. Theo Bulkowski (2005), nêm tăng đột phá xuống dưới khoảng 69% tổng thời gian.
Biểu đồ minh họa mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng

Biểu đồ trên của Financial SPDR ETF (XLF) minh họa một nêm giảm trong xu hướng tăng. Thông thường với mô hình này (sự đột phá xảy ra lên trên khoảng 68% tổng thời gian), giá phá vỡ theo chiều tăng (Bulkowski, 2005).
Nguồn tham khảo:
- Kirkpatrick II, C.D., & Dahlquist, J.R. (2010). Technical Analysis: The Complete Resource for Financial Market Technicians (2nd ed.). Upper Saddle River, NJ: FT Press.
- Rockefeller, B. (2011). Technical Analysis For Dummies (2nd ed.). Hoboken: John Wiley & Sons.
- The Pattern Site. (2008). Bulkowski’s Measure Rule. Retrieved June 1, 2012, from http://thepatternsite.com/measure.html
- The Pattern Site. (2005). Bulkowski’s Falling Wedge. Retrieved June 1, 2012, from http://thepatternsite.com/fallwedge.html
- The Pattern Site. (2005). Bulkowski’s Rising Wedge. Retrieved June 1, 2012, from http://thepatternsite.com/risewedge.html
Copyright @ www.finvids.com