Mô hình lá cờ sau một xu hướng tăng

Lá cờ là một mô hình tiếp tục trong xu hướng tăng bao gồm tăng giá, được gọi là cột cờ, theo sau là kênh giá hồi thường có xu hướng giảm, nhưng có thể nằm ngang hoặc dốc lên và có các đường hỗ trợ và kháng cự song song chứa hành động giá của kênh giá hồi. Với một mô hình tiếp diễn, sau một xu hướng tăng giá mạnh, giá thường phá vỡ đường kháng cự của kênh giá hồi và tăng lên cao hơn.
Mô hình lá cờ sau một xu hướng giảm

Một lá cờ trong xu hướng giảm thì ngược lại. Giá giảm, theo sau là một kênh giá hồi ngắn hạn cao hơn và sau đó là một dự báo thất bại ở vùng hỗ trợ của kênh giá đó.
Thống kê mô hình lá cờ trong xu hướng tăng

Nói chính xác hơn, xu hướng tăng trước đó của mô hình lá cờ nên có một góc nghiêng 45 độ thay vì thẳng đứng để có kết quả tốt nhất; sự điều chỉnh hồi sau xu hướng phải theo hướng ngược lại để có kết quả tốt nhất (Kirkpatrick & Dahlquist, 2010, trang 330).
Thống kê mô hình lá cờ trong xu hướng giảm

Trung bình, một lá cờ trong xu hướng tăng có mức tăng trung bình là 25%; trong khi một lá cờ trong xu hướng giảm có mức giảm trung bình là 16% (Bulkowski, 2005). Mô hình cờ sẽ xảy ra trong vòng vài tuần, trong lịch sử là 15 ngày là tối ưu; thông thường, khối lượng trên mô hình bắt đầu cao và giảm 80% thời gian (Kirkpatrick & Dahlquist, 2010, trang 330).
Những đặc điểm làm tăng hiệu quả của mô hình lá cờ
Những đặc điểm làm tăng hiệu quả của mô hình cờ bao gồm (Bulkowski, 2005):
- Các lá cờ trong xu hướng tăng là tốt nhất khi chúng xuất hiện ở 1/3 trên cùng của phạm vi giá 52 tuần. Các cờ trong xu hướng giảm hoạt động tốt nhất ở 1/3 dưới cùng của phạm vi giá 52 tuần.
- Lá cờ “biên độ hẹp” được ưa chuộng hơn cờ “biên độ rộng”. Lá cờ biên độ rộng thường rộng hơn, có khoảng trắng nơi có sự tách biệt giữa mức cao của thanh giá và kênh kháng cự phía trên và mức thấp của thanh giá và kênh hỗ trợ phía dưới.
- Sự điều chỉnh giá lá cờ nên đi ngược lại với xu hướng trước đó. Nếu sự điều chỉnh của lá cờ dốc theo hướng của xu hướng thì hiệu suất sẽ bị ảnh hưởng.
Mục tiêu giá của mô hình lá cờ
Mục tiêu giá kỹ thuật biểu đồ cổ điển cho mô hình lá cờ “được tính bằng cách lấy khoảng cách từ điểm bắt đầu của xu hướng rõ nét, không nhất thiết là điểm bắt đầu của toàn bộ xu hướng, đến điểm đảo chiều đầu tiên trong mô hình và cộng thêm nó vào vùng giá phá vỡ.” Bulkowski (2008), trong nghiên cứu biểu đồ của ông ta, đề xuất các tính toán mục tiêu giá chính xác hơn sau:

Lá cờ trong xu hướng tăng:
Giá thấp nhất của lá cờ + ((Chiều cao của cột cờ) * 64%)
Lá cờ trong xu hướng giảm:
Giá cao nhất của lá cờ – ((Chiều cao của cột cờ) * 47%)
Biểu đồ minh họa mô hình lá cờ trong xu hướng tăng

Biểu đồ trên của Intel (INTC) minh họa một lá cờ trong xu hướng tăng. Giá tăng từ đáy và đi vào kênh giá được tạo thành từ hai đường hỗ trợ và kháng cự song song. Khi giá chạm đến đường kháng cự trên, giá sẽ tăng nhẹ phá vỡ mức kháng cự trên và tiếp tục xu hướng tăng trước đó. Lưu ý rằng việc sử dụng chiều cao cột cờ cộng với giá phá vỡ sẽ hoạt động tốt trong ví dụ biểu đồ này; mô hình lá cờ đã kết thúc xuất hiện tại điểm giữa của xu hướng tăng.
Biểu đồ minh họa mô hình lá cờ trong xu hướng giảm

Sau khi giảm mạnh trong ngắn hạn, 20+ Year Treasury Bond ETF (TLT) bước vào giai đoạn tích lũy để tạo ra một mô hình lá cờ. Khi giá phá vỡ dưới đường hỗ trợ của mô hình lá cờ, giá bắt đầu giảm mạnh một lần nữa.
Mô hình lá cờ cán cao và biên độ hẹp

Cờ cán cao và biên độ hẹp là một dạng rất chuyên biệt của mẫu lá cờ hoặc cờ đuôi nheo và theo Bulkowski (2005), nó được xếp hạng là mẫu biểu đồ hoạt động hàng đầu của ông.
Vòng thời gian và tỉ lệ % di chuyển của mô hình cán cờ cao và biên độ hẹp

Sự khác biệt chính của lá cờ cán cao và biên độ hẹp là mô hình chỉ xảy ra trong xu hướng tăng, mức tăng của cột cờ phải lớn hơn 90% và tín hiệu mua được kích hoạt khi giá vượt qua mức cao của cột cờ trái ngược với việc phá vỡ ở trên đường xu hướng kháng cự dốc xuống của kênh giá điều chỉnh / tích lũy giá (Bulkowski, 2005). Ngoài ra, công thức dự báo giá cũng khác – lấy 1/2 chiều cao của cột cờ và thêm nó vào giá phá vỡ (Bulkowski, 2008).
Mức lợi nhuận trung bình cao nhất của mô hình lá cờ cán cao và biên độ hẹp

Lá cờ cán cao và biên độ hẹp xảy ra sau khi tăng 90% trở lên có tỷ lệ thất bại không đáng kể (gần như bằng không) và trung bình, mức tăng là 69% (Kirkpatrick & Dahlquist, 2010, trang 330).
Những đặc điểm cải thiện hiệu suất cho mô hình lá cờ cán cao và biên độ hẹp
Những đặc điểm chính của mô hình lá cờ cán cao và biên độ hẹp làm tăng lợi nhuận bao gồm (Bulkowski, 2005):
- Kênh giá điều chỉnh lá cờ từ mức cao nhất đến mức thấp nhất phải nhỏ hơn 36%
- Mô hình hoạt động tốt hơn khi kênh giá điều chỉnh lá cờ xảy ra trong vòng chưa đầy 15 ngày
- Hiệu suất tốt hơn khi có xu hướng giảm từ 03 đến 06 tháng trước khi bắt đầu cột cờ
- Các kênh giá điều chỉnh của lá cờ chặt chẽ hơn (biên độ đỉnh-đáy nhỏ hơn) thì hoạt động tốt hơn có phạm vi rộng, khó đoán, rời rạc.
Biểu đồ minh họa cho mô hình lá cờ cán cao và biên độ hẹp

Mô hình lá cờ cán cao và biên độ hẹp được minh họa trên biểu đồ trên của Sears Holding Corp (SHLD). Sự khởi đầu của cột cờ thực sự xảy ra vào cuối một xu hướng giảm. Cột cờ từ chân đế đến đỉnh cao 90% trong hơn 18 ngày; lưu ý rằng mức tăng giá liên tục tăng mà không có sự điều chỉnh thực sự hoặc thời kỳ tích lũy. Từ đỉnh của cột cờ, mức thấp nhất của mức điều chỉnh 25% xảy ra 6 ngày sau đó; lưu ý rằng mức điều chỉnh (thanh cao đến thấp) khá ngắn / chặt chẽ. Sự phá vỡ xảy ra 13 ngày sau khi giá đóng cửa trên mức giá đỉnh của cột cờ. Từ mức giá phá vỡ, 29 ngày sau, giá đã tăng 56%.
Nguồn tham khảo:
- Kirkpatrick II, C.D., & Dahlquist, J.R. (2010). Technical Analysis: The Complete Resource for Financial Market Technicians (2nd ed.). Upper Saddle River, NJ: FT Press.
- Rockefeller, B. (2011). Technical Analysis For Dummies (2nd ed.). Hoboken: John Wiley & Sons.
- The Pattern Site. (2008). Bulkowski’s Measure Rule. Retrieved June 1, 2012, from http://thepatternsite.com/measure.html
- The Pattern Site. (2005). Bulkowski’s Flags. Retrieved June 1, 2012, from http://thepatternsite.com/flags.html
- The Pattern Site. (2005). Bulkowski’s High and Tight Flags. Retrieved June 1, 2012, from http://thepatternsite.com/htf.html
Copyright @ www.finvids.com