Mô hình cờ hiệu trong xu hướng tăng

Cờ hiệu là một mô hình tiếp diễn trong xu hướng tăng bao gồm tăng giá theo sau là tam giác điều chỉnh thường có xu hướng giảm, nhưng có thể nằm ngang hoặc dốc lên và có các đường hỗ trợ và kháng cự hội tụ tạo ra hình tam giác và chứa hành động giá của sự điều chỉnh. Như một mô hình tiếp diễn, sau một xu hướng tăng mạnh, tín hiệu mua được đưa ra khi giá phá vỡ lên trên đường kháng cự của cờ hiệu và hướng lên cao hơn. Để biết sự hiệu quả của cờ hiệu, hãy xem phần Cờ cao và cờ hẹp.
Mô hình cờ hiệu trong xu hướng giảm

Mô hình cờ hiệu trong xu hướng giảm thì ngược lại. Giá giảm, theo sau là một tam giác điều chỉnh ngắn cao hơn và sau đó tín hiệu bán được kích hoạt khi giá phá vỡ bên dưới hỗ trợ của cờ hiệu.
Trung bình mức tăng cao nhất sau phá vỡ – Cờ hiệu trong xu hướng tăng

Nói chính xác hơn, mô hình cờ hiệu trước xu hướng tăng nên nghiêng 45 độ thay vì thẳng đứng để có kết quả tốt nhất (Kirkpatrick & Dahlquist, 2010, trang 330). Trung bình, một cờ hiệu trong xu hướng tăng có mức tăng trung bình là 25%;
Trung bình mức giảm cao nhất sau phá vỡ – Cờ hiệu trong xu hướng giảm

Trong khi cờ hiệu trong xu hướng giảm có mức giảm trung bình là 19% (Bulkowski, 2005). Cờ hiệu sẽ xuất hiện trong vòng vài tuần, lâu hơn và nó được coi là một mẫu hình tam giác.
Mục tiêu giá mô hình cờ hiệu
Theo phân tích kỹ thuật truyền thống thì mục tiêu giá cho mô hình cờ hiệu “được tính bằng cách lấy khoảng cách từ điểm bắt đầu của xu hướng rõ nét, không nhất thiết là điểm bắt đầu của toàn bộ xu hướng, đến điểm đảo chiều đầu tiên trong mô hình và cộng thêm vào giá phá vỡ.” Bulkowski (2008), trong nghiên cứu biểu đồ của mình, đề xuất các tính toán mục tiêu giá chính xác hơn sau:

Cờ hiệu trong xu hướng tăng:
Giá thấp nhất của cờ hiệu + ((Chiều cao của cột cờ) * 60%)
Cờ hiệu trong xu hướng giảm:
Giá cao nhất của cờ hiệu – ((Chiều cao của cột cờ) * 51%)
Các đặc điểm làm tăng hiệu hiệu quả của mô hình cờ hiệu
Những đặc điểm làm tăng hiệu quả của mô hình cờ hiệu bao gồm (Bulkowski, 2005):
- Cờ hiệu hoạt động tốt nhất ở 1/3 đáy của phạm vi giá 52 tuần, bất kể nó xảy ra trong xu hướng giảm hay xu hướng tăng.
- Cờ hiệu “thắt chặt” được ưu tiên hơn cờ hiệu “lỏng lẻo”. Cờ hiệu lỏng lẻo thường rộng hơn, có khoảng trắng nơi có sự phân tách giữa mức cao của thanh giá và đường kháng cự phía trên và mức thấp của thanh giá và đường hỗ trợ dưới.
- Sự điều chỉnh giá cờ hiệu sẽ đi ngược lại với xu hướng. Nếu sự điều chỉnh cờ hiệu dốc theo hướng của xu hướng, thì mô hình sẽ bị ảnh hưởng.
Biểu đồ minh họa mô hình cờ hiệu trong xu hướng tăng

Biểu đồ trên của Exxon Mobile (XOM) minh họa mô hình cờ hiệu trong xu hướng tăng. Giá tăng lên từ mức nền và sau đó giá được tích lũy, tạo ra một cờ hiệu giảm xuống theo xu hướng ngược lại. Như dự đoán thông thường, một khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự trên, xu hướng tăng sẽ tiếp tục.
Biểu đồ minh họa mô hình cờ hiệu trong xu hướng giảm

Biểu đồ trên của Intel (INTC) minh họa cờ hiệu trong xu hướng giảm. Giá giảm và sau đó tích lũy theo xu hướng ngược lại hình thành cờ hiệu dốc lên. Khi giá phá vỡ đường hỗ trợ dưới của cờ hiệu, tín hiệu bán sẽ được đưa ra và trong biểu đồ này, giá đã giảm xuống. Sử dụng công thức mục tiêu giá của Bulkowski, một nhà giao dịch có thể chốt lợi nhuận trước khi giá bắt đầu tăng trở lại.
Nguồn tham khảo:
- Kirkpatrick II, C.D., & Dahlquist, J.R. (2010). Technical Analysis: The Complete Resource for Financial Market Technicians (2nd ed.). Upper Saddle River, NJ: FT Press.
- Rockefeller, B. (2011). Technical Analysis For Dummies (2nd ed.). Hoboken: John Wiley & Sons.
- The Pattern Site. (2008). Bulkowski’s Measure Rule. Retrieved June 1, 2012, from http://thepatternsite.com/measure.html
- The Pattern Site. (2005). Bulkowski’s Pennants. Retrieved June 1, 2012, from http://thepatternsite.com/pennants.html
Copyright @ www.finvids.com