Mô hình nến Belt Hold Line tăng giá

Belt Hold Line là một mô hình nến đơn. Mô hình Belt Hold Line tăng giá xảy ra khi giá mở cửa ở mức thấp nhất trong ngày và sau đó ngay lập tức tăng cao hơn, tạo ra một thanh nến tăng giá dài. Mô hình Belt Hold Line tăng giá còn được gọi là mô hình nến tăng với đáy không có bóng nến.
Mô hình nến Belt Hold Line giảm giá

Một mô hình Belt Hold Line giảm giá xảy ra khi giá mở cửa ở mức cao nhất trong ngày và sau đó di chuyển xuống trong khoảng thời gian còn lại, do đó tạo ra một nến giảm giá dài. Mô hình Belt Hold Line giảm giá còn được gọi là mô hình nến giảm với đỉnh không có bóng nến.
Belt Hold Lines Dự báo xu hướng tăng và xu hướng giảm trong tương lai
Theo Nison (1991, p. 94), nếu mô hình Belt Hold Line tăng giá được giữ ở mức giá thấp, thì nó dự báo một đợt tăng giá; Tương tự như vậy, nếu mô hình Belt Hold Line giảm giá xảy ra ở các khu vực có giá cao, nó báo hiệu sự đảo chiều ở đỉnh; Hơn nữa, chiều cao của thân nến càng lớn thì nó càng trở nên quan trọng. Cần lưu ý rằng nếu giá giảm xuống dưới mức mở/đáy của Belt Hold Line tăng giá, thì mô hình sẽ bị vô hiệu và tương tự, nếu giá tăng trên mức mở/mức cao của Belt Hold Line giảm giá, thì mô hình này sẽ bị vô hiệu.
Ví dụ minh họa mô hình nến Bullish Belt Hold Line

Biểu đồ trên của Silver ETF (SLV) minh họa mô hình Belt Hold Line tăng giá trên vùng hỗ trợ được hiển thị trong biểu đồ trên với một đường màu xanh lam. Nến Belt Hold Line mở cửa với một khoảng cách GAP giảm chạm vùng hỗ trợ. Ngay lập tức, những người đầu cơ giá lên nhảy vào thị trường và đẩy giá lên cao hơn và tạo ra một thanh nến tăng giá lớn .
Ví dụ minh họa mô hình nến Bearish Belt Hold Line

Biểu đồ trên của Russell 2000 Index ETF (IWM) là một ví dụ về mô hình nến Belt Hold Line giảm giá và cũng là một mô hình Bao Trùm giảm giá. Giá mở cửa của nến Belt Hold Line giảm giá là khoảng trống GAP tăng so với giá đóng cửa của ngày hôm trước. Tuy nhiên, giá sau khi mở cửa ngay lập tức giảm xuống và đóng cửa tạo ra một nến giảm giá lớn loại bỏ mức tăng trong hai ngày qua và bắt đầu xu hướng giảm.
Nguồn tham khảo:
- Nison, S. (2003) The Candlestick Course. Hoboken: John Wiley & Sons.
- Nison, S. (1994) Beyond Candlesticks: New Japanese Charting Techniques Revealed. New York: John Wiley & Sons.
- Nison, S. (1991) Japanese Candlestick Charting Techniques. New York: New York Institute of Finance.
- Rhoads, R. (2008) Candlestick Charting For Dummies. Hoboken: Wiley Publishing.
- ThinkorSwim. (2011). ThinkorSwim Resource Center: Candlestick Patterns Library.
Copyright @ www.finvids.com